Phân biệt FSC và PEFC
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững phổ biến hiện nay có 2 loại PEFC và FSC. Doanh nghiệp cần phân biệt rõ 2 loại tiêu chuẩn, chứng chỉ rừng này để có thể biết được loại chứng nhận rừng nào là phù hợp với tình trạng, khả năng, quy mô, năng lực của doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin giúp doanh nghiệp có thể phân biệt PEFC và FSC có gì giống và khác nhau.
Tiêu chí | FSC | PEFC |
Mức độ phổ biến | FSC có 187 triệu ha rừng (30.000 chứng chỉ) | PEFC có 260 triệu ha rừng (178.000 chứng chỉ) |
Cấu trúc | 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. FSC đặt ra bộ tiêu chuẩn dành cho chứng chỉ rừng, xác định các quy trình mà các tổ chức đánh giá phải tuân thủ để thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ | 7 nguyên tắc , 66 tiêu chí. Chứng thực các hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia(hiện nay Việt nam đã được phê duyệt là thành viên thứ 51 và đã ban hành tiêu chuẩn) |
Mục đích | Ngăn chặn tiêu thụ gỗ được khai thác trái phép và tập trung sâu vào các khía cạnh về môi trường | Tạo điều kiện thuận lợi cho chứng nhận lâm nghiệp bền vững Đặc biệt áp dụng cho diện tích rừng và chủ rừng ở diện tích nhỏ (10 ha; 100 ha) |
Bên chứng nhận | Chứng nhận FSC do bên chứng nhận thứ hai cấp trực tiếp cho đơn vị, doanh nghiệp | Tổ chức cấp chứng chỉ PEFC là bên chứng nhận thứ ba, họ sử dụng các tổ chức đã được chứng nhận |
Nguyên tắc | Đặt ra nguyên tắc tuân thủ – như một chuẩn mực đánh giá, áp dụng chung cho tất cả các khu rừng địa phương | Không đặt ra tiêu chuẩn mà đóng vai trò như kế hoạch công nhận lẫn nhau. PEFC cải biến các nguyên tắc để đặc biệt áp dụng cho diện tích rừng và chủ rừng ở diện tích nhỏ. |
Khía cạnh sở hữu | Là một hiệp hội quốc tế độc lập phi lợi nhuận của các thành viên tự nguyện từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, đại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau như môi trường, xã hội, lâm nghiệp, chế biến và thương mại gỗ, các cộng đồng địa phương, và các tổ chức chứng chỉ sản phẩm rừng.
FSC không kết nạp thành viên là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho chính phủ. FSC có hệ thống điều hành thống nhất được xây dựng trên tiêu chuẩn cùng tham gia, dân chủ và bình đẳng giữa mọi thành viên. FSC có 3 ban tương đương nhau là Ban môi trường, Ban xã hội và Ban kinh tế. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội thành viên họp hai năm một lần. Văn phòng trung tâm của FSC hiện ở Bonn, Cộng hoà liên bang Đức. |
Là tổ chức phi lợi nhuận, thành lập năm 1999, có trụ sở ở Luxembourg, có thành viên bình thường là 32 hệ thống chứng chỉ rừng độc lập quốc gia, và các thành viên bất thường là các tổ chức quốc tế.
Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội thành viên, trong đó quyền bỏ phiếu được chia cho các thành viên quốc gia theo tầm cỡ của ngành lâm nghiệp của quốc gia đó, và được quyết định theo đa số. Đại hội cử ra một Ban giám đốc để điều hành PEFC. Công việc hàng ngày của PEFC do một Tổng thư ký và một Ban thư ký điều hành |
Quá trình xây dựng quy trình | FSC thành lập Nhóm làm việc có thành phần cân bằng giữa ba Ban (kinh tế, xã hội và môi trường), đại diện cho tất cả các nhóm quyền lợi, từ các vùng địa lý khác nhau, và có các chuyên môn khác nhau, để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn FSC. Dự thảo tiêu chuẩn FSC sau đó được trình Ban giám đốc FSC để phê duyệt thành tiêu chuẩn chính thức (FSC Principles and Criteria hay FSC P&C). Các tiêu chuẩn FSC quốc gia được xây dựng trên cơ sở FSC P&C theo những quy định chặt chẽ và phải được FSC quốc tế phê duyệt mới được sử dụng cho CCR ở quốc gia đó. | Tất cả các cổ đông đều được mời tham gia diễn đàn xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, tuy nhiên không bắt buộc phải có mặt tất cả. Tiêu chuẩn được quyết định theo nguyên tắc đồng thuận nhưng vẫn có thể theo đa số. Bản thảo tiêu chuẩn được gửi lấy ý kiến nhận xét góp ý trong hai tháng trước khi hoàn thiện. |
Nội dung tiêu chuẩn | FSC P&C gồm phần giới thiệu và 10 tiêu chuẩn thuộc ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường, chủ yếu là những yêu cầu cụ thể cần phải thực hiện trong quản lý rừng.
Các tiêu chuẩn FSC quốc gia chủ yếu chỉ phát triển thêm phần chỉ số. |
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên tài liệu “Những hướng dẫn ở cấp thực hiện” (operational level guidelines) của Pan-Europe đồng thời phải phù hợp với luật pháp quốc gia và Công ước quốc tế về lao động (ILO) |
Cách tiếp cận và các yêu cầu thực hiện tiêu chuẩn rừng
Cách tiếp cận và yêu cầu thực hiện của FSC
Việc thực hiện chứng chỉ rừng được uỷ quyền cho 15 tổ chức chứng chỉ (tính đến 11/2005) hoạt động ở khắp các châu lục. Phải có 4 tuần tham khảo ý kiến và thu thập thông tin trước khi thực hiện kiểm tra đánh giá. Báo cáo do Đoàn kiểm tra đánh giá (KTĐG) chuẩn bị phải được phản biện bởi các chuyên gia độc lập. Quyết định cấp giấy chứng chỉ thuộc quyền một hội đồng độc lập do tổ chức chứng chỉ thành lập, không bao gồm các thành viên của Đoàn KTĐG.
Các yêu cầu tại quy trình FSC:
Yêu cầu 1:Chủ rừng phải tham khảo ý kiến các cổ đông và phải công bố công khai bản tóm tắt kế hoạch quản lý.
Yêu cầu 2: Đoàn kiểm tra đánh giá phải thực hiện tham khảo ý kiến tất cả các cổ đông trước khi tiến hành đánh giá chính.
Yêu cầu 3: Công bố công khai bản tóm tắt kết quả kiểm tra đánh giá trong đó nói rõ những lỗi không tuân thủ nếu có.
Cách tiếp cận và yêu cầu thực hiện của PEFC
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên tài liệu “Những hướng dẫn ở cấp thực hiện” (operational level guidelines) của Pan-Europe đồng thời phải phù hợp với luật pháp quốc gia và Công ước quốc tế về lao động (ILO
Những yêu cầu tại quy trình PEFC:
Yêu cầu 1: Chủ rừng không bắt buộc phải tham khảo ý kiến các cổ đông.
Yêu cầu 2: Không có quy định chính thức, đoàn đánh giá tự quyết định mức độ tham khảo ý kiến.
Yêu cầu 3: Chỉ yêu cầu công bố tên và địa chỉ của chủ rừng được cấp chứng chỉ.