Tổng quan khóa học và mục tiêu
Khóa học này trang bị cho học viên những kiến thức về quản lý ATTP một cách có hệ thống: từ nắm bắt kỹ các quy định pháp luật hiện hành, công bố đảm bảo điều kiện ATTP để sản xuất, chứng nhận/ công bố Hợp chuẩn/ Hợp quy sản phẩm, triển khai áp dụng hệ thống HACCP, đến việc hiểu biết và thực hiện ISO 22000, tích hợp với công tác QLCL theo ISO 9001 (nếu DN có áp dụng đồng thời), duy trì, cải tiến hiệu quả HTQLCL, từ đó có năng lực thực hiện và kiểm soát công việc tại nơi công tác chặt chẽ, khoa học, đáp ứng yêu cầu về quản lý ATTP cho doanh nghiệp.
Nâng cao các kỹ năng giám sát, quản lý chất lượng và ATTP dựa trên kinh nghiệm thực tiễn từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chắc chắn mang đến học viên kho kiến thức quý giá để áp dụng vào nơi làm việc.
Đối tượng tham dự
- Cán bộ quản lý các phòng ban, quản đốc phân xưởng.
- Cán bộ chất lượng, kỹ thuật, chuyên viên QA/QC… về sản xuất, chế biến, cung ứng, kinh doanh thực phẩm & tất cả các bạn quan tâm, có nhu cầu.
- Các cá nhân quan tâm đến nội dung khóa học
Hình thức: Online, trực tiếp
Thời lượng và Địa điểm đào tạo
- Thời lượng: 3 ngày
- Địa điểm đào tạo:
Giảng viên và Ngôn ngữ đào tạo
- Giảng viên: Giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, tư vấn, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP, ISO 22000, ISO 9001, ISO 14001, 7 SPC tools, new 7 quality management tool, Lean manufacturing…
- Tài liệu và ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt.
Nội dung khóa học/ Course content
PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
- Giới thiệu về Sản phẩm và phân lọai sản phẩm
- Khái niệm chất lượng (theo quan điểm hiện đại), giải thích nội hàm của CL, áp dụng vào thực tiễn của DN
- Sự hình thành chất lượng SP
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng SP
- Các đặc điểm, đặc trưng của chất lượng SP
- Vai trò của chất lượng trong sự cạnh tranh và tồn tại của DN
- Quản lý chất lượng, Vòng tròn Deming (PDCA).
- Quy định các phương thức QLCL của VN & quốc tế
- Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cho SP
- Chứng nhận, công bố SP hợp chuẩn, hợp quy
- Quy định liên quan về quản lý VSATTP của Việt Nam
- Luật An toàn thực phẩm
- Các Nghị định quy định điều kiện SX TP, …
- Thông tư quy định về áp dụng GMP
- Thông tư quy định về Quy chuẩn kỹ thuật SP TP,…
- Lợi ích của việc tuân thủ, đáp ứng yêu cầu về quản lý ATTP
PHẦN 2: GIỚI THIỆU & HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG HACCP
- Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm
- Chu trình thực phẩm
- Vai trò của các bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm
- Các thuật ngữ, định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các khâu ban đầu để kiểm soát vệ sinh thực phẩm
- 7 Nguyên tắc HACCP và 12 bước thực hiện
- Thiết kế nhà xưởng (Bài tập thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm, kể cả hệ thống cấp nước, nước thải, rác thải, cấp khí, nước đá,…)
- Mô tả sản phẩm (Bài tập lập bản mô tả sản phẩm)
- Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm (Bài tập xây dựng sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất & Mô tả tóm tắt quy trình công nghệ).
- Phân tích mối nguy về vệ sinh thực phẩm (Bài tập phân tích mối nguy vật lý, hóa học, sinh học => xác định các CPP, CP)
- Kế hoạch HACCP (Bài tập xây dựng kế hoạch HACCP, trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá mối nguy)
- Thiết lập GMP (thực hành sản xuất tốt): Bài tập xây dựng các Quy trình sản xuất theo từng công đoạn của quá trình sản xuất, từ tiếp nhận nguyên liệu đến lưu giữ, bảo quản sản phẩm, xử lý sản phẩm hỏng, thu hồi sản phẩm,…(GMPn)
- Thiết lập các SSOP (Quy trình thao tác chuẩn vệ sinh): Bài tập xây dựng SSOP như: Vệ sinh cá nhân; Kiểm tra và quản lý sức khỏe, Vệ sinh bề mặt tiếp xúc, thiết bị; Vệ sinh nhà xưởng; Kiểm soát động vật gây hại; …
- …
PHẦN 3: GIỚI THIỆU & HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ISO 22000:2018
- Tổng quan về ISO 22000
- Phạm vi áp dụng
- Thuật ngữ, định nghĩa
- Bối cảnh của tổ chức (phân tích môi trường kinh doanh, xác định phạm vi áp dụng, xác định HTQL ATTP)
- Sự lãnh đạo, Chính sách ATTP, trách nhiệm và quyền hạn
- Hoạch định (Rủi ro & cơ hội; Mục tiêu hệ thống ATTP,…)
- Quản lý nguồn lực (nhân sự, năng lực, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, kiểm soát SPDV do bên ngoài cung cấp, trao đổi thông tin, kiểm soát thông tin dạng văn bản,…)
- Thực hiện Hệ thống ATTP (Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện; Chương trình tiên quyết (PRP); Hệ thống truy xuất nguồn gốc; Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp; Kiểm soát mối nguy; Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy; Kiểm soát việc giám sát và đo lường; Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy; Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình; …
- Đánh giá kết quả thực hiện (Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá; Đánh giá nội bộ; Xem xét của lãnh đạo)
- Cải tiến (Sự không phù hợp và hành động khắc phục; Cải tiến liên tục; Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm).
PHẦN 4: GIỚI THIỆU & HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ISO 9001:2015 (CÓ THỂ TÍCH HỢP VỚI ÁP DỤNG HACCP, ISO 22000)
- Giới thiệu HTQLCL theo ISO 9000
- Tóm tắt các yêu cầu của ISO 9001:2015
- Hướng dẫn áp dụng ISO 9001, tích hợp với HACCP, ISO 22000
PHẦN 5: CHIA SẺ CÁC TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ATTP
- Hoạt động chứng nhận các hệ thống HACCP, ISO 22000, ISO 9001
- Hoạt động đào tạo nhân sự
- Hoạt động đánh giá nội bộ
- Hoạt động duy trì, cải tiến, cập nhật hệ thống quản lý
- Hoạt động mở rộng, điều chỉnh hệ thống.
- Tích hợp các hệ thống quản lý với hoạt động quản trị doanh nghiệp.