GIỚI THIỆU VỀ HIỆP HỘI EOS/ESD
Hiệp hội EOS / ESD bắt đầu với gần 100 thành viên và hiện đã tăng lên hơn 15.869 thành viên và tình nguyện viên trên toàn thế giới. Ban đầu hiệp hội này tập trung vào ESD trên các linh kiện điện tử, Hiệp hội đã mở rộng tầm nhìn bao gồm các lĩnh vực như dệt may, nhựa, web processing, phòng sạch và nghệ thuật đồ họa. Để đáp ứng nhu cầu của môi trường thay đổi liên tục, hiệp hội EOS / ESD được vận hành để mở rộng nhận thức về ESD thông qua ban hành các tiêu chuẩn, chương trình giáo dục, chương địa phương, ấn phẩm, hướng dẫn, chứng nhận và hội nghị chuyên đề. Đây là tổ chức duy nhất được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute – ANSI) công nhận để viết và ban hành các tiêu chuẩn về tĩnh điện.
EOS/ESD là hiệp hội có quy mô trên toàn thế giới
Mặc dù được thành lập và có trụ sở tại Hoa Kỳ, Hiệp hội EOS / ESD có vị thế quốc tế mạnh mẽ. Các thành viên của hiệp hội đến từ hơn 55 quốc gia trên toàn thế giới. Họ phục vụ trong các Ủy ban Tiêu chuẩn của Hiệp hội, trình bày các tài liệu kỹ thuật tại Hội nghị chuyên đề hàng năm về EOS / ESD và cung cấp các liên kết liên lạc với các tổ chức tương tự ở các quốc gia khác.
Hiệp hội EOS / ESD có trách nhiệm đại diện cho lợi ích của Hoa Kỳ tại Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) trong lĩnh vực tĩnh điện. Với nhu cầu ngày càng tăng về sự hài hòa toàn cầu trong lĩnh vực tiêu chuẩn, trọng tâm quốc tế của Hiệp hội EOS / ESD là cực kỳ quan trọng.
GIỚI THIỆU VỀ TĨNH ĐIỆN
Trong các trường hợp thông thường, các hiện tượng tĩnh điện và ESD đơn giản chỉ là đem lại cho chúng ta sự phiền toái. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, những cú sốc tĩnh quen thuộc mà chúng ta nhận được khi đi ngang qua một tấm thảm có thể gây tốn kém chi phí hoặc gây nguy hiểm.
Việc xả các tĩnh điện tương tự như trường hợp này có thể gây đốt cháy các hỗn hợp dễ cháy và có thể làm hỏng các linh kiện điện tử. Tĩnh điện có thể thu hút các chất gây ô nhiễm trong môi trường sạch (phòng sạch) hoặc khiến các sản phẩm dính vào nhau.
Chỉ riêng chi phí cho các thiết bị điện tử bị hư hỏng do ESD là từ vài cent cho một diode đơn giản đến vài trăm đô la cho các thiết bị / linh kiện phức tạp. Mất thời gian sản xuất trong các ngành công nghiệp xử lý web do thu hút tĩnh điện là đáng kể. Những chi phí này bao gồm các chi phí sửa chữa và làm lại, vận chuyển, nhân công và chi phí quản lý chung, các cơ hội phải được xem xét để cải thiện đáng kể trong việc giảm tổn thất đối với ESD và tĩnh điện.
Tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 là gì?
ESD S20.20 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho kiểm soát xả tĩnh điện (ESD = ElectroStatic Discharge)
Xả tĩnh điện (ESD) là sự xuất hiện phổ biến của một cú sốc điện tạm thời do một người hoặc các đối tượng ‘tích điện’ gây ra. ANSI / ESD S20.20 là tiêu chuẩn đa ngành để phát triển các chương trình kiểm soát ESD nhằm bảo vệ các bộ phận lắp ráp và thiết bị điện tử nhạy cảm khỏi các thiệt hại về chi phí cũng như giảm thời gian sử dụng. Sử dụng các phương pháp và hướng dẫn kiểm soát của tiêu chuẩn này, tổ chức có thể phát triển chương trình kiểm soát ESD bảo vệ các thiết bị xuống tới 100v (loại 1a) hoặc ít hơn.
Dưới đây là tổng hợp 1 số tiêu chuẩn về ESD – chống tĩnh điện:
- ANSI/ESD S1.1-2013 Vòng đeo tay-Wrist Straps
- ANSI/ESD STM2.1-2013 Quần áo
- ANSI/ESD STM3.1-2015 Lonizer
- ANSI/ESD SP3.3-2016 Thực hành đánh giá tuân thủ đối với Lonizer
- ANSI/ESD SP3.4-2016 Thực hành đánh giá tuân thủ đối với Lonizer- kích thước nhỏ
- ANSI/ESD STM4.1-2017 Kiểm tra điện trở bề mặt
- ANSI/ESD STM4.2-2012 Kiểm tra khu vực làm việc
- ANSI/ESDA/JEDEC JS-001-2017 Đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện với mô hình phóng tĩnh điện HBM
- ANSI/ESD SP5.1.3-2017 Đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện với mô hình phóng tĩnh điện HBM
- ANSI/ESD STM5.2-2012 Đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện với mô hình phóng tĩnh điện MM
- ANSI/ESDA/JEDEC JS-002-2014 Đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện với mô hình phóng tĩnh điện CDM
- ANSI/ESD SP5.4.1-2017 Đánh giá mức độ nhạy cảm tĩnh điện của linh kiện IC- CMOS/BiMOS Latch-up
- ANSI/ESD STM 5.5.1-2016 Đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện – Transmission Line Pulse (TLP)
- ANSI/ESD SP5.6-2009 Đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện – Human Metal Model (HMM)
- ANSI/ESD S6.1-2014 Nối đất
- ANSI/ESD STM7.1-2013 Kiểm tra sàn
- ANSI/ESD S8.1-2017 Ký hiệu về ESD
- ANSI/ESD STM9.1-2014 Kiểm tra vật tư đeo chân
- ANSI/ESD SP10.1-2016 Thực hành đánh giá máy móc tự động (AHE)
- ESD ADV11.2-1995 Đánh giá nạp tĩnh điện do cọ sát tiếp xúc
- ANSI/ESD S11.4-2012 Túi chống tĩnh điện
- ANSI/ESD STM11.11-2015 Kiểm tra điện trở bề mặt vật liệu dạng tấm
- ANSI/ESD STM11.12-2015 Kiểm tra điện trở khối của vật liệu dạng tấm
- ANSI/ESD STM11.13-2018 Kiểm tra điện trở điểm tới điểm
- ANSI/ESD STM11.31-2012 Kiểm tra mức độ chống tĩnh điện của túi chống tĩnh điện
- ANSI/ESD STM12.1-2013 Kiểm tra điện trở của ghế
- ANSI/ESD S13.1-2015 Kiểm tra điện trở và điện áp rò rỉ đối với mỏ hàn
- ANSI/ESD SP15.1-2011 Kiểm tra điện trở nội tại đối với găng tay và bao ngón
- ANSI/ESD S20.20-2014 English Chương trình kiểm soát chống tĩnh điện S20.20
- ESD ADV53.1-1995 Tư vấn đối với xây dựng khu vực làm việc đảm bảo ESD
- ANSI/ESD STM97.1-2015 Kiểm tra điện trở kết nối giữa người và sàn
- ANSI/ESD STM97.2-2016 Kiểm tra điện áp phát sinh giữa người và sàn
- ANSI/ESD S541-2008 Tiêu chuẩn đánh giá đối với vật liệu đóng gói chống tĩnh điện
- ESD ADV1.0-2017 Chú thích- Diễn giải
- ESD TR1.0-01-01 Báo cáo kỹ thuật vòng đeo tay
- ESD TR2.0-01-00 Báo cáo kỹ thuật trong việc cân nhắc phát triển quần áo chống tĩnh điện
- ESD TR2.0-02-00 Báo cáo kỹ thuật đánh giá ảnh hưởng do tĩnh điện trên quần áo gây ra
- ESD TR3.0-01-02 Báo cáo kỹ thuật về phương pháp thay thế để đánh giá ionizer
- ESD TR3.0-02-05 Báo cáo kỹ thuật trong việc lựa chọn ionizer
- ESD TR4.0-01-02 Báo cáo kỹ thuật về bề mặt làm việc và phương pháp nối đất
- ESDA/JEDEC JTR001-01-12 Báo cáo kỹ thuật đánh giá mức độ nhạy cảm của linh kiện
- ESD TR7.0-01-11 Báo cáo kỹ thuật đánh giá sàn chống tĩnh điện
- ESD TR10.0-01-02 Báo cáo kỹ thuật các vấn đề trong việc đo và kiểm soát tĩnh điện trong máy móc tự động hóa đối với linh kiện có mức hại nhỏ hơn 100V
- ESD TR13.0-01-99 Báo cáo kỹ thuật đối với điện áp rò rỉ từ đầu mỏ hàn
- ESD TR18.0-01-14 ESD Association Technical Report for ESD Electronic Design Automation Checks
- ESD TR20.20-2016 Báo cáo kỹ thuật xây dựng chương trình kiểm soát tĩnh điện S20.20
- ESD TR25.0-01-16 Báo cáo kỹ thuật đánh giá mức độ nhạy cảm của bản mạch -CBE
- ESD TR55.0-01-04 Báo có kỹ thuật hướng dẫn và đánh giá cho phòng sạch
- ESD TR50.0-02-99 Báo cáo kỹ thuật cho vật có điện trở cao
- ESD TR50.0-03-03 Báo cáo kỹ thuật cho việc nén điện áp tĩnh điện và năng lượng tĩnh điện
- ESD TR53-01-18 Báo cáo kỹ thuật đánh giá tuân thủ chương trình kiểm soát chống tĩnh điện.
Những lợi ích của việc áp dụng chống tĩnh điện theo ESD S20.20
Ngày nay, các linh kiện điện tử có thể rất dễ bị hỏng hoặc bị lỗi do xử lý không đúng cách và việc hủy bỏ hoặc sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng do xả tĩnh điện (ESD) có thể khiến các tổ chức xử lý linh kiện điện tử tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Các lợi ích của việc áp dụng chống tĩnh điện theo ESD S20.20 như sau:
- Tăng nhận thức trong tổ chức về ESD.
- Cải thiện hiệu suất quá trình tổng thể và kiểm soát sản phẩm.
- Giảm tỷ lệ sai lỗi, giảm thiểu làm lại và giảm chi phí do khắc phục sự cố phóng điện.
- Cung cấp sự liên kết với các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp điện tử.
- Cung cấp bằng chứng rõ ràng cho khách hàng của bạn trong các lần họ tham quan nhà máy.
- Kiểm soát ESD (quần áo thích hợp, bàn tiếp đất, biển báo, v.v.).
- Tạo lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng tiếp thị, tăng thị phần, chiếm được lòng tin của khách hàng trong việc kiểm soát phóng điện trong quá trình sản xuất và gia công hàng hóa.
Khoá đào tạo nhận thức ANSI/ESD S20.20-2021 và đánh giá viên nội bộ ESD TR53-01-22/ ANSI/ESD S20.20-2021 Awareness and ESD TR53-01-22 Internal Auditor training course