Giới thiệu chung
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng và tự do thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tới cách tiếp cận của tổ chức và doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ngày càng quan tâm đến các phương pháp quản lý chất lượng có thể nâng cao năng lực quá trình, chất lượng và an toàn sản phẩm, dịch vụ đồng thời phải giải quyết được các sự lãng phí trong quá trình sản xuất, và do đó mới có được vị trí lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các công cụ cốt lõi thực hiện IATF 16949 bao gồm 5 công cụ: MSA, SPC, FMEA và APQP, PPAP áp dụng chứng tỏ sự hiệu quả cao không chỉ trong ngành công nghiệp ô tô mà còn trong các ngành sản xuất công nghiệp khác.
- MSA (Measurement Systems Analysis) – phân tích các ảnh hưởng của các thiết bị, hoạt động, thủ tục, phần mềm và con người đến kết quả của một số đặc tính đo lường.
- FMEA – New (Failure Mode and Effect Analysis)- Mô hình sai lỗi và phân tích tác động
- SPC (Statistical Process Control) – Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê.
- PPAP (Production Part Aproval Process) – Quá trình phê duyệt sản xuất
- APQP(Advanced product quality planning) – Hoạch định chất lượng sản phẩm
Mục tiêu khóa học:
Khóa học 5 core tools do NPG Việt Nam cung cấp sẽ giúp học viên hiểu và nắm vững chắc các kiến thức kể cả thực hành nhằm đạt được các mục tiêu, nguyên tắc, quá trình và phương pháp áp dụng trong hoạt động sản xuất. Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng để cho phép lập kế hoạch cho các dự án & sản phẩm mới theo yêu cầu của APQP hoặc có thể sử dụng FMEA để nhằm ngăn ngừa khuyết tật bằng cách ghi nhận các sự cố sai lỗi và kiểm soát phòng ngừa cũng như quản lý các quá trình sản xuất, chất lượng quan trọng. Ngoài ra cho phép áp dụng phương pháp nhằm thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu thống kê, là căn cứ khoa học để nhận biết tình trạng biến động của các quá trình và đưa ra các quyết định cải tiến dựa trên các nguyên tắc của SPC. Cung cấp phê duyệt chi tiết PPAP và xác nhận rằng các sản phẩm được sản xuất từ các công cụ/quy trình đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật . Việc vận dụng 5 core tools còn giúp học viên hữu hiệu để thực hiện đánh giá và cải tiến liên tục các sản phẩm và quá trình sản xuất.
Đối tượng tham dự:
- Các cán bộ, kỹ sư làm việc tại các phòng ban nghiên cứu, phát triển, quản lý chất lượng, sản xuất và các phòng ban liên quan của các nhà máy
- Các cán bộ, nhân viên kỹ thuật làm việc tại các khâu, các công đoạn sản xuất
- Các cán bộ, nhân viên làm công tác hoạch định hệ thống (ví dụ ISO 9001, IATF 16949…)
- Các cán bộ quản lý làm công tác hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các cá nhân quan tâm khác…
Một số yêu cầu chung:
- Người học tham gia cần đảm bảo các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc tại một số vị trí công việc quan trọng như QA/QC, quản lý sản xuất, quá trình sản xuất và cải tiến năng suất chất lượng nhà máy.
- Đảm bảo sẵn có các phương tiện thiết bị mẫu, máy tính cá nhân để thực tập các chương trình ứng dụng phần mềm phân tích quá trình.
- Học viên được thực tập trên thiết bị thực tế với kết quả thực hiện độc lập.
Thời lượng: 03 – 04 ngày
Thời gian: Sáng 8h30 – 12h00, Chiều 13h30 – 17h00
Địa điểm đào tạo:
Tại NPG Việt Nam hoặc địa điểm của Khách hàng
Giảng viên – Ngôn ngữ đào tạo
Giảng viên: Có nhiều năm kinh nghiệm chuyên ngành trong lĩnh vực Quản lý Chất lượng. Được phê duyệt đầy đủ năng lực trình độ, hiểu biết và vận dụng thành thạo các công cụ quản lý năng suất chất lượng để cải tiến các quá trình sản xuất như: Five core tools, Lean Six Sigma, 5S, TPM, TQM, 7 tools, 8D….
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
APQP-Advanced Product Quality Planning – Hoạch định chất lượng sản phẩm
|
FMEA-Failure Mode and Effect Analysis-Mô hình sai lỗi và phân tích tác động
|
SPC-Statistical Process Control-Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê
Lý thuyết – Giới thiệu SPC
|
MSA-Measurement System Analysis-Phân tích các hệ thống đo lường
|
PPAP-Production Part Approval Process- Quá trình phê duyệt sản xuất
Biểu mẫu PPAP |
Kiểm tra cuối khóa |